Khó khăn với các nhà bán lẻ laptop giữa mùa dịch

laptop làm việc

Dịch bệnh chưa bao giờ bùng nổ và gây nhiều khó khăn ảnh hưởng hơn thời điểm này. Nó tác động một cách dai dẳng và vô cùng sâu rộng đến tất cả ngành kinh tế. Trong đó bao gồm cả ngành sản xuất các thiết bị công nghệ. Các thiết bị công nghệ như laptop, smartphone, máy tính bảng đã có sự biến động rõ rệt. Đặc biệt là mặt hàng laptop. Khi nhu cầu làm việc tại nhà tăng cao, các thiết bị công nghệ như laptop được lựa chọn. Ngoài ra còn có các nhu cầu liên quan tới giải trí khác. Các thiết bị công nghệ như laptop và smarphone được ưu tiên lựa chọn hơn cả. Và các nhà sản xuất đã biết cách để quảng bá các sản phẩm công nghệ của họ để tới tay người dùng

Tuy nhiên chính thời khắc tưởng như cơ hội này lại mang đến những khó khăn nhất định. Xuất hiện nhiều vấn đề khó khăn làm cho thị trường công nghệ có nhiều xáo trộn. Trong đó đặc biệt là mặt hàng laptop. Sự tăng giá, khan hàng diễn ra như đã được dự đoán trước. Nhiều mẫu cũ không những giá không giảm mà không tăng. Đây cũng được xem là khó khăn cho các nhà phân phối và các nhà bán lẻ. Hãy cùng conggame24h tìm hiểu qua một chút về vấn đề lần này nhé.

Tăng giá chóng mặt và khan hàng

Tăng giá

laptop chơi game

Giá laptop, máy tính và linh phụ kiện không ngừng tăng giá từ đầu năm 2021 đến nay. Và chưa có dấu hiệu ngừng lại. Thông thường, một mẫu laptop, máy tính sau 3-6 tháng ra mắt thị trường, giá sẽ giảm dần cho đến khi xuất hiện mẫu mới. Nhưng từ đầu năm 2021 đến nay, nghịch lý đã xuất hiện. Khi giá laptop, máy tính không những không giảm, mà còn tăng giá.

Điển hình như từ tháng 2/2021, Hãng Dell đã áp dụng giá mới trên một số mẫu máy. Tăng 10 – 100 USD so với trước đó. Ông Nguyễn Thế Kha, Giám đốc Khối viễn thông – di động của FPTShop cho biết, dòng sản phẩm Dell đang thiếu hàng bởi nhu cầu tăng đột biến. Mặc dù đầu năm 2021 đã nhập về với số lượng khá lớn. Một số mẫu mới đã được nhà sản xuất điều chỉnh tăng giá đáng kể. Dự kiến, nguồn hàng bổ sung sẽ về trong thời gian tới.

Còn Acer, thương hiệu có doanh số thuộc top đầu tại Việt Nam, tăng giá 5 -10% với hầu hết sản phẩm. Chẳng hạn, mẫu Acer Nitro 5 AN515-44-R9JM tăng từ 21 lên 22 triệu đồng. Còn mẫu Nitro 5 AN515-55-5923 hiện có giá 24 triệu đồng. Tăng 2 triệu đồng so với trước. Các hãng khác như HP cũng đã điều chỉnh giá mới cho các sản phẩm Pavilion sử dụng chip Intel Core i thế hệ thứ 11. Còn Asus sẽ điều chỉnh giá tăng 5 – 10% từ quý II/2021…

Khan hàng

laptop cho game thủ

Trong mail gửi các đối tác Việt Nam, Acer cho biết: “Acer thông báo giá bán lẻ laptop sẽ tăng trong 2 đợt vào đầu quý II/2021 và đầu quý III/2021. Nguyên nhân chính là do chi phí sản xuất linh kiện tăng”. Ông Chen Junsheng, Chủ tịch của Acer thì cho biết, Hãng hiện chỉ có thể đáp ứng được khoảng 1/3 số đơn hàng.

Đại diện Thế Giới Di Động cho biết, hiện tại, tất cả các phân khúc laptop trong khung giá 8-50 triệu đồng của các thương hiệu đều thiếu hàng nghiêm trọng. Phân khúc giá từ 14 triệu đồng đến dưới 20 triệu đồng gần như không còn hàng để bán. Nghiêm trọng nhất là phân khúc laptop cao cấp, từ 30 triệu đồng trở lên, lượng hàng về nhỏ giọt. Không đáp ứng được nhu cầu quá cao của thị trường.

Cùng với việc đồng loạt tăng giá máy tính từ tháng 4/2021, theo ghi nhận của phóng viên Báo Đầu tư, các linh kiện, phụ kiện của máy tính cũng tăng giá, khan hàng. Đặc biệt là card đồ họa ngày càng trở nên khó khăn.

Nhiều mẫu card đồ họa tăng giá hàng chục triệu đồng. Thậm chí card đồ họa đã qua sử dụng vẫn có thể bán được giá cao hơn giá mua ban đầu. Do bị gom hàng để đào tiền điện tử. Chẳng hạn, card đồ họa GeForce GTX 1660 Super giá khoảng 4,9 triệu đồng đầu năm 2020. Nay tăng gấp đôi lên 10 triệu đồng. Hay như mẫu card cao cấp RTX 3080/3090 tăng từ 40 triệu đồng lên 90 triệu đồng.

“Thủ phạm” gây bão giá

Khan hiếm linh kiện sản xuất

gắn chipset

Nhận định về nguyên nhân tăng giá máy tính và phụ kiện, ông Nguyễn Lạc Huy, đại diện hệ thống CellphoneS cho biết, nguyên nhân là do nguồn cung linh kiện không đủ. Chi phí đầu vào bị đội lên. Khiến sản phẩm máy tính xuất xưởng vừa khan hiếm vừa buộc phải tăng giá. Hiện các nhà máy sản xuất ở Trung Quốc đều đang quá tải. Hàng hóa được ưu tiên cho thị trường châu Âu và châu Mỹ – nơi dịch Covid-19 vẫn chưa được ổn định. Xu hướng học, làm việc online diễn ra mạnh mẽ. Bối cảnh đó đã ảnh hưởng đến lượng hàng về Việt Nam.

Việc thiếu chipset đã khiến ông lớn Apple phải thông báo hoãn sản xuất một số máy tính bảng và máy tính xách tay. Sự thiếu hụt đã làm trì hoãn việc gắn các thành phần trên bảng mạch in trước khi lắp ráp cuối cùng – một bước quan trọng trong sản xuất MacBook.

Có thể thấy, việc tăng giá máy tính đã được dự báo trước. Nguyên nhân đầu tiên được xác định là do thiếu chipset. Khiến cả ngành công nghiệp sản xuất ô tô, nghe nhìn, điện tử bị ảnh hưởng lớn. Không riêng gì máy tính.

Nhu cầu tăng cao

Còn ông Thái Lê Tú, Trưởng phòng Truyền thông của GearVN cho biết, bên cạnh nhu cầu sử dụng thiết bị điện tử tăng cao do Covid-19. Tình hình thiên tai thời gian gần đây cũng ảnh hưởng nặng nề đến sản lượng chip. Điển hình là bão tuyết ở Texas dẫn đến mất điện và làm sụt giảm sản lượng chip nhớ từ nhà máy Samsung. Ngoài ra, cơn sốt Bitcoin cũng góp phần không nhỏ dẫn đến tình trạng thiếu chip như hiện nay. Với lượng tiêu thụ khổng lồ, khiến card đồ họa khan hiếm trên toàn cầu.

Một lý do khác là nhu cầu sử dụng máy tính tăng cao là do phải làm việc từ xa trong bối cảnh Covid-19. Nguyên nhân nữa việc sắm máy đào tiền điện tử tăng cao do giá tiền điện tử tăng mạnh… Theo Công ty nghiên cứu thị trường TrendForce, năm 2020, lần đầu tiên ghi nhận tiêu thụ hơn 200 triệu chiếc laptop và dự báo năm 2021, nhu cầu sẽ đạt mức 217 triệu chiếc, tăng 8,1%.

Các hệ thống bán lẻ tại Việt Nam đưa ra nhận định rằng, sớm nhất là quý IV/2021, phân khúc laptop và phụ kiện mới có thể có đủ hàng đáp ứng nhu cầu thị trường. Điều này còn phụ thuộc khá lớn vào việc các quốc gia sản xuất chipset lớn trên thế giới như Ấn Độ, Trung Quốc có kiểm soát được dịch bệnh và ổn định sản xuất được hay không.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*