Laptop dần được con người sử dụng nhiều trong thời buổi công nghệ hiện nay. Con người ngày càng sử dụng thiết bị công nghệ này phục vụ cho cuộc sống của mình. Có nhiều nhu cầu sử dụng laptop khác nhau. Do đó các hãng sản xuất đã khéo léo biết cách tung ra các dòng máy khác nhau. Mục đích là để phù hợp với từng yêu cầu và mục đích sử dụng. Ngoài ra đó là còn để phù hợp với phân khúc giá của các khách hàng sử dụng. Các mục đích sử dụng này có thể bao gồm cho công việc văn phòng, soạn thảo. Hoặc đó có thể là các công việc đặc thù như đồ hào, cắt dựng phim,… Và cũng có dòng máy riêng cho các nhu cầu giải trí như chơi game. Khách hàng hoàn toàn có thể lựa chọn.
Tình hình tổng quan hiện nay của laptop vẫn tương đối ổn định dịch bệnh diễn biến phức tạp. Đó là do nhu cầu khách hàng tăng khi xảy ra dịch bệnh. Người dùng hầu hết có nhu cầu làm việc tại nhà, hoặc có nhu cầu giải trí cao hơn do họ ở nhà lâu hơn. Và lúc này chính là cơ hội tốt cho các hãng sản xuất thực hiện tung các dòng sản phẩm. Hãy cùng conggame24h tìm hiểu tổng quan một chút về tình hình thị trường laptop hiện nay nhé.
Tổng quan về sự tăng trưởng
Thống kê do Canalys vừa công bố cho thấy thị trường máy tính cá nhân toàn cầu (bao gồm cả máy để bàn, máy tính xách tay và máy trạm) tăng trưởng tốt trong quý đầu năm 2021. Với mức tăng gần 55% so với cùng kỳ năm ngoái.
Dù tỷ lệ tăng ấn tượng này một phần đến từ việc doanh số quý I-2020 vốn đã ảm đạm. Nhưng không thể phủ nhận tín hiệu tích cực của thị trường công nghệ trong những tháng vừa qua. Với 82,7 triệu máy tới tay người tiêu dùng, đây là mức doanh số quý đầu năm cao nhất kể từ năm 2012 tới nay.
Động lực tăng trưởng chính của thị trường máy tính cá nhân là nhờ sự phục hồi của các doanh nghiệp nhỏ sau một năm đại dịch khó khăn. Với điểm nhấn nằm ở máy tính xách tay. Theo ghi nhận, doanh số dòng máy này đạt tới 67,8 triệu máy trong quý đầu năm 2021. Tăng tới 79% so với cùng kỳ năm ngoái.
Về phần mình, việc kinh doanh máy tính để bàn cũng khởi sắc sau một năm ảm đạm. Tuy nhiên chưa thoát ra khỏi đà suy giảm. Tổng cộng có 14,8 triệu máy tính để bàn được bán ra trong ba tháng đầu năm 2021. Giảm 5% so với cùng kỳ năm 2020. Sự phục hồi mạnh mẽ của thị trường trong quý I-2021 gián tiếp giúp năm nhà sản xuất đứng đầu (chiếm tới 78% tổng dung lượng thị trường) đều đạt tăng trưởng hai con số.
Sự tăng trưởng của các hãng
Cụ thể, Lenovo – đứng đầu thị trường với 25% thị phần – đã bán ra 20,4 triệu máy trong quý vừa qua. Tăng 61% so với cùng kỳ năm 2020. Về phần mình, HP – nhờ sự bùng nổ của các dòng máy Chromebook (máy tính giá rẻ sử dụng hệ điều hành Google). “Về nhì” trong quý đầu năm với 19,2 triệu máy bán ra (tăng 64% so với cùng kỳ năm 2020).
Ở vị trí thứ ba là Dell, với mức tăng trưởng khá khiêm tốn so với hai đối thủ. Chỉ đạt 23% (tương đương 12,9 triệu máy bán ra). Điều này góp phần làm thị phần của hãng máy tính Mỹ tiếp tục suy giảm. Hiện chỉ còn 15,7% – thấp hơn nhiều mức 19,6% ghi nhận sau quý đầu năm 2020.
Hai cái tên còn lại trong nhóm năm nhà sản xuất máy tính có doanh số tốt nhất là Apple và Acer. Tương ứng 6,6 triệu và 5,7 triệu máy bán ra thị trường. Tuy nhiên, đây lại là những thương hiệu tăng trưởng tốt nhất trong quý I-2021 so với cùng kỳ năm ngoái. Tương ứng 105,2% và 82,1%.
Dự báo về triển vọng thị trường toàn năm 2021, các ý kiến phân tích tỏ ra lạc quan trong bối cảnh các doanh nghiệp. Tổ chức bắt đầu nối lại nguồn đầu tư cho hạ tầng công nghệ. Tuy nhiên, sự thiếu hụt nguồn cung vẫn sẽ kìm hãm tốc độ tăng trưởng của thị trường máy tính. Khiến nhiều cơ hội sẽ bị bỏ phí. Trong bối cảnh đó, giới chuyên môn kêu gọi các chính phủ sớm tăng cường đầu tư hỗ trợ hoạt động sản xuất linh kiện bán dẫn. Nhằm sớm gỡ các nút thắt này.
Để lại một phản hồi