Những xu hướng công nghệ nổi bật trong năm 2021

Những xu hướng công nghệ nổi bật trong năm 2021

Năm 2021 ghi nhận sự chuyển biến mạnh mẽ của công nghệ. Đánh giá từ các chuyên gia cho thấy, dù nửa đầu năm 2021 nhiều thách thức nhưng nó mở ra cơ hội mới. Đó là thúc đẩy công nghệ phát triển vượt trội gấp nhiều lần so với bình thường. Xu hướng công nghệ năm 2021 sẽ như thế nào? Những chuyển biến của công nghệ hiện đại tác động ra sao đến kinh tế và đời sống của người dân? Cùng nghiên cứu cụ thể sự tác động này trong bài viết dưới đây.

Năm 2021, công nghệ sẽ có sự chuyển biến tích cực

Chính trong bối cảnh khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 là thời điểm để các doanh nghiệp công nghệ biến tiềm năng thành những phát kiến có ích cho cộng đồng. Sau một năm 2020 và nửa đầu năm 2021 đầy bất ổn. Khó có thể chắc chắn về nửa sau của năm 2021 sẽ mang lại những điều gì trong lĩnh vực công nghệ. Những sự gián đoạn liên tục do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 đã mang đến những thay đổi lớn trong cuộc sống hằng ngày. Nó khiến tất cả mọi người phải liên tục thích nghi với bối cảnh “bình thường mới”.

Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng, những thách thức to lớn này chính là thời điểm sẽ mở ra hàng loạt cơ hội mới. Lịch sử đã minh chứng rằng, các cuộc khủng hoảng luôn mở ra giai đoạn tăng tốc. Và phát triển vượt trội. Chỉ trong 2 tháng, chúng ta đã chứng kiến những chuyển đổi kỹ thuật số. Mà đáng lẽ ra phải mất hai năm để hoàn thành.

Tại Việt Nam cũng như trên toàn thế giới, các lĩnh vực kinh doanh và xã hội. Nó đã và đang nhanh chóng tiếp cận và chuyển sang nền tảng số. Và mang đến tiềm năng hiếm có cho ngành công nghệ thông tin. Đây chính là thời điểm vàng để các doanh nghiệp công nghệ biến tiềm năng thành những phát kiến có ích cho cộng đồng.

Năm 2021, công nghệ sẽ có sự chuyển biến tích cực

Những xu hướng công nghệ nổi bật trong năm 2021

Theo báo cáo của HP, có 5 xu hướng công nghệ sẽ tác động mạnh mẽ. Và mang đến những chuyển biến tích cực cho xã hội và người dân Việt Nam trong nửa cuối năm 2021.

Chuyển đổi số mạnh mẽ trong những năm tới

Một nghiên cứu của Diễn đàn Kinh tế Thế giới đã chỉ ra rằng. Trong vòng 10 năm tới. Ước tính khoảng 60 – 70% giá trị kinh tế mới sẽ được tạo ra dựa trên các nền tảng kỹ thuật số. Điều này sẽ thúc đẩy quá trình chuyển đổi số sâu rộng cho khối doanh nghiệp. Và tổ chức chính phủ tại Việt Nam.

Tháng 6/2020, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt lộ trình “Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”. Với các mục tiêu và chiến lược cụ thể tập trung vào 3 lĩnh vực. Đó là chính quyền số, kinh tế số và xã hội số. Để khai thác những tiềm năng này, tất cả doanh nghiệp, tổ chức và cộng đồng phải đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số. Sự phát triển trong khả năng khai thác và xử lý hệ thống dữ liệu khổng lồ sẽ biến đổi mô hình kinh doanh, học tập, làm việc. Và giải trí một cách mạnh mẽ. Nó đòi hỏi cá nhân, doanh nghiệp và tổ chức phải nhanh chóng thích nghi. Đặc biệt là với nền kinh tế kỹ thuật số.

Chuyển đổi số mạnh mẽ trong những năm tới

Phương thức học tập ứng dung công nghệ mới sẽ tác động toàn diện đến ngành giáo dục

Năm 2020 một lần nữa khẳng định tầm quan trọng của khả năng đón đầu tương lai của cá nhân và tổ chức. Bao gồm việc liên tục cập nhật kiến thức, mức độ nhanh nhẹn. Và khả năng thích ứng cao với thay đổi. Ngoài ra, năng lực kỹ thuật số cũng cần được đào tạo và nâng cao.

Tác động của đại dịch COVID-19 đến hoạt động học tập không chỉ ảnh hưởng đến học sinh mà cả phụ huynh và giáo viên cũng phải thay đổi. Từ đó thích nghi để đảm bảo việc giáo dục thế hệ trẻ được hiệu quả. Trên tất cả, mô hình giáo dục trong tương lai phải được cá nhân hóa, linh động. Với nhiều cách truyền tải phù hợp. Và được theo đuổi lâu dài.

Làm việc trực tuyến và bảo mật dữ liệu

Trong bối cảnh “bình thường mới”, mô hình “văn phòng di động” (Wherever Office) kết hợp làm việc trực tiếp và trực tuyến nổi lên như một tiêu chuẩn mới. Khi các văn phòng phải cắt giảm sức chứa và nhân viên phải làm việc từ xa. Mô hình làm việc linh động, dễ dàng thiết lập và nhanh chóng di chuyển. Nó chính là giải pháp cho các doanh nghiệp.

Tại Việt Nam, nhiều doanh nghiệp đã ứng phó với COVID-19. Bằng cách áp dụng phương thức làm việc từ xa cho nhân viên. Theo khảo sát của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam trên 700 công ty. 62% chọn thời gian làm việc linh hoạt. Và 41% chọn làm việc tại nhà là phương án phân bổ nhân viên nhằm ứng phó với đại dịch. Với mô hình làm việc này, khả năng cộng tác trực tuyến hiệu quả và cá nhân hóa trải nghiệm làm việc. Đây sẽ là chìa khóa để lực lượng lao động đảm bảo năng suất được tối ưu.

An ninh mạng sẽ được quan tâm nhiều hơn

Tuy nhiên, mô hình làm việc mới này sẽ mang lại những rủi ro ngày càng tăng về an toàn dữ liệu và thông tin người dùng và doanh nghiệp. Tổng kết 9 tháng đầu năm 2020, Việt Nam đứng thứ 18 trên bản đồ tấn công website toàn cầu.

An toàn, an ninh mạng bao gồm việc áp dụng và duy trì các quy trình liên quan đến việc phát hiện sớm các mối đe dọa mạng. Và giảm thiểu rủi ro. Đây là điều kiện tiên quyết để áp dụng một hệ sinh thái máy tính bền vững có trách nhiệm bảo vệ hoạt động của các xã hội hiện đại dựa trên công nghệ. Theo Báo cáo Rủi ro Toàn cầu năm 2019 của Diễn đàn Kinh tế Thế giới, các cuộc tấn công an toàn, an ninh mạng hiện nằm trong số những rủi ro hàng đầu trên toàn cầu.

Các cuộc tấn công mạng có thể dẫn đến thiệt hại hàng tỷ đô la trong lĩnh vực kinh doanh. Đặc biệt là khi máy chủ của ngân hàng, bệnh viện, nhà máy điện và thiết bị thông minh bị xâm nhập. Theo công ty bảo mật CyStack, chỉ trong quý I/2020, cả nước đã chứng kiến ​​khoảng 838 cuộc tấn công. Trong quý II và quý III, con số này tiếp tục tăng lần lượt 27,3%. Và 7,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Có thể khẳng định, bảo mật sẽ là một tiêu chí quan trọng. Nhằm để đảm bảo mô hình làm việc kết hợp trực tuyến. Trực tiếp được áp dụng hiệu quả và trở thành xu thế mới trong tương lai.

Tác động toàn diện của cách mạng công nghiệp 4.0

Tác động toàn diện của cách mạng công nghiệp 4.0

Sự gián đoạn và thay đổi liên tục trong các chuỗi cung ứng toàn cầu sẽ thúc đẩy cuộc đổi mới trong lĩnh vực sản xuất. Cách mạng công nghiệp 4.0, với sự hỗ trợ của trí tuệ nhân tạo (AI). Internet vạn vật (IoT), công nghệ in 3D. Và nhiều nhân tố khác, đã và đang mang lại những phát kiến và sáng tạo trong lĩnh vực sản xuất. Từ đó nhằm nhanh chóng đáp ứng nhu cầu về sản phẩm liên quan đến đại dịch.

Năm 2020, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã đề xuất dự thảo “Chiến lược quốc gia về Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến năm 2030”. Dự thảo chi tiết hóa chiến lược phát triển các công nghệ ưu tiên cho cách mạng công nghiệp 4.0. Như trí tuệ nhân tạo, điện toán đám mây, IoT, an ninh mạng. Năng lượng sạch và in 3D. Điều này sẽ mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp phát triển mô hình sản xuất và kênh phân phối. Nó mang lại những giải pháp mới cho người tiêu dùng.

Công nghệ ứng dụng cộng đồng

Trong bối cảnh hiện nay, giá trị của doanh nghiệp không chỉ được đo lường bằng lợi nhuận. Mà còn bằng những cam kết đóng góp cho xã hội. Trong đó, các doanh nghiệp công nghệ cần có trách nhiệm. Và hướng đến mục tiêu phát triển toàn diện, bình đẳng và bền vững.

Nhiều doanh nghiệp đã và đang thực hiện mục tiêu hỗ trợ xóa bỏ khoảng cách số tại các cộng đồng gặp khó khăn. Và giúp người dân tại những nơi này tiếp cận kiến thức, cơ hội việc làm. Và dịch vụ y tế cần thiết thông qua sức mạnh của công nghệ.

Trên đây là những xu hướng công nghệ nổi bật năm 2021.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*