Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh đã đẩy nhanh tiến độ xây dựng cơ sở dữ liệu và ứng dụng công nghệ thông tin theo chỉ đạo của Thành ủy. Chúng được yêu cầu như một phần của dự án thành phố thông minh. Y tế thông minh, mà bộ đang phát triển, nhằm mục đích phục vụ công chúng tốt hơn và làm cho việc sử dụng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe và gửi phản hồi cho bộ y tế được thuận tiện hơn. Nó cũng nhằm mục đích cải thiện cách các bác sĩ tiếp cận với kiến thức chuyên môn và công nghệ mới nhất để giảm các sai sót y tế.
Nó tìm cách hợp lý hóa các thủ tục hành chính tại các bệnh viện và khoa. Sở phải tạo cơ sở dữ liệu của riêng mình và kết nối nó với thành phố để tạo nền tảng cho một thành phố thông minh. Việc xây dựng đề án y tế thông minh là việc thiết yếu, nhất là trong tình trạng dịch bệnh COVID-19 đang bùng nổ.
Mục lục
Ban Tuyên giáo Thành ủy TPHCM tổ chức Hội nghị báo cáo viên Thành phố
Chiều 11/3, Ban Tuyên giáo Thành ủy TPHCM tổ chức Hội nghị báo cáo viên Thành phố tháng 3 năm 2021. Với chuyên đề về Đề án y tế thông minh giai đoạn 2021 – 2025 và tầm nhìn 2030. Tham dự hội nghị về phía lãnh đạo Ban Tuyên giáo Thành ủy có đồng chí Tô Đại Phong, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy. Cùng đại diện Thường trực Thành ủy TP Thủ Đức. Và các quận ủy, huyện ủy, đảng ủy cấp trên cơ sở trực thuộc Thành ủy; lãnh đạo Ban Tuyên giáo Thành ủy TP Thủ Đức. Và các quận, huyện ủy, đảng ủy cấp trên cơ sở. Cùng các đồng chí báo cáo viên thành phố và cơ sở…
Báo cáo tại hội nghị, PGS.TS.BS.Tăng Chí Thượng, Thành ủy viên, Bí thư Đảng ủy, Phó Giám đốc Sở Y tế TP trình bày Đề án y tế thông minh giai đoạn 2021-2025 và tầm nhìn 2030. Với các nội dung chính: đặc điểm và định hướng phát triển hệ thống y tế của TPHCM. Những ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) của ngành Y tế TP hướng đến xây dựng Y tế thông minh trong thời gian qua. Bước đầu tiếp cận và ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) của ngành Y tế TPHCM. Và Đề án Y tế thông minh và những thách thức đối với ngành Y tế TP.HCM trong giai đoạn 2021-2025. Và những năm tiếp theo.
Xây dựng y tế thông minh với 5 nhóm hoạt động chính của ngành Y tế
Cụ thể đối với 5 nhóm hoạt động chính của ngành Y tế Thành phố. Khi xây dựng y tế thông minh đó là:
- Nhóm 1: Xây dựng cơ sở dữ liệu của ngành Y tế. Đóng góp cho dữ liệu lớn của Thành phố.
- Nhóm 2: Triển khai các ứng dụng CNTT. Nhằm tăng thêm tiện ích cho người dân khi sử dụng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe.
- Nhóm 3: Triển khai các ứng dụng CNTT trong phát triển chuyên môn. Và công tác quản trị bệnh viện góp phần nâng cao chất lượng khám chữa bệnh tại các bệnh viện.
- Nhóm 4: Triển khai các ứng dụng CNTT trong công tác quản lý nhà nước và cải cách hành chính trong lĩnh vực y tế.
- Nhóm 5: Triển khai các ứng dụng CNTT. Nhằm duy trì độ bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân trong thời kỳ COVID-19. Và trong bối cảnh bình thường mới.
Cũng tại hội nghị, PGS.TS.BS.Tăng Chí Thượng đã giới thiệu với hội nghị về những thành quả ban đầu khi tiếp cận ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe của ngành Y tế Thành phố. Tiêu biểu như: BV Bình Dân triển khai Robot phẫu thuật Da Vinci. BV Nhân Dân 115 triển khai Robot phẫu thuật thần kinh Modus V Synaptive. Ứng dụng trí tuệ nhân tạo phần mềm “RAPID” được sử dụng trong chẩn đoán. Và điều trị đột quỵ tại Bệnh viện Nhân dân 115 và Bệnh viện Gia An 115. Ứng dụng trí tuệ nhân tạo phần mềm “IBM Watson for Oncology” trong chẩn đoán. Và điều trị bệnh ung thư tại Bệnh viện Ung bướu. Và vận dụng nguyên lý “máy học” xây dựng phần mềm cảnh báo trong kê đơn tại BV Nhi Đồng 1.
Sự cần thiết xây dựng y tế thông minh
Bên cạnh đó, Đề án cũng nêu bật sự cần thiết xây dựng y tế thông minh. Đó là giúp hệ thống hóa. Và định hướng phát triển chuyển đổi số của ngành Y tế TP cho phù hợp. Với những yêu cầu chung của Bộ Y tế và yêu cầu của UBND TP. Góp phần xây dựng đô thị thông minh.
Xây dựng lộ trình, làm rõ. Và tách biệt 2 nhóm hoạt động theo thứ tự ưu tiên: (1) nhóm hoạt động chuyển đổi số (để giảm phiền hà và than phiền của người dân). (2) nhóm hoạt động xây dựng y tế thông minh. Để tạo thêm tiện ích và tăng sự hài lòng của người dân. Phân bổ nguồn lực hợp lý để xây dựng y tế thông minh. Ưu tiên nguồn lực từ ngân sách cho những ứng dụng chung của toàn ngành. Những ứng dụng riêng lẻ phù hợp đặc thù của từng đơn vị. Thì từ nguồn thu của các bệnh viện.
Lộ trình xây dựng y tế thông minh
Đề án đã xác định lộ trình thực hiện như sau: đối với Trạm Y tế và Trung tâm Y tế quận, huyện. Quản lý sức khỏe người dân bằng Hồ sơ sức khỏe điện tử (EHR). Bệnh viện và các cơ sở khám chữa bệnh. Quản lý người bệnh bằng Bệnh án điện tử (EMR). Trung tâm Cấp cứu 115: điều phối các trạm cấp cứu vệ tinh. Bằng hệ thống điều phối cấp cứu thông minh. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (HCDC): ứng dụng công nghệ thông tin giúp phát hiện. Và can thiệp kịp thời ngăn chặn dịch bệnh. Quản lý bệnh không lây nhiễm,…
Sở Y tế: xây dựng dữ liệu lớn của ngành Y tế (nhân lực y tế, cải cách hành chính, danh mục kỹ thuật, cung ứng thuốc,…). Triển khai các ứng dụng sử dụng dữ liệu lớn. Phục vụ công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực y tế (dự báo, giám sát, điều phối, can thiệp,…).
Nội dung Đề án đặc biệt lưu ý đến ứng dụng và phát triển công nghệ số. Công nghệ thông minh trong lĩnh vực y tế. Hướng đến xây dựng hệ thống y tế Thành phố hiện đại, chất lượng, công bằng. Hiệu quả và hội nhập quốc tế. Hỗ trợ người dân dễ dàng tiếp cận thông tin y tế. Để sử dụng các dịch vụ y tế có hiệu quả cao và được bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe liên tục, suốt đời. Góp phần xây dựng đô thị thông minh theo mục tiêu của thành phố đã đề ra.
Để lại một phản hồi