Laptop không sản xuất được vì thiếu chip bán dẫn?

chip bán dẫn

Laptop đã xuất hiện từ lâu và trở thành 1 loại thiết bị công nghệ vô cùng quan trọng. Đặc biệt là trong công việc và trong thời kì công nghệ ngày càng phát triển như hiện tại. Tùy theo mục đích của khách hàng mà có thể lựa chọn chiếc laptop phù hợp với mình. Đó có thể là cho công việc văn phòng, cho thiết kế, chơi game,… Các hãng laptop cũng biết cách đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng. Họ biết cách thiết kế và tạo ra nhiều dòng laptop phù hợp với yêu cầu. Ngoài ra họ còn tạo ra nhiều dòng laptop với giá khác nhau ứng với từng phân khúc khách hàng. Do đó thị trường laptop hiện nay vẫn còn khá cạnh tranh.

Tuy nhiên Covid-19 bùng nổ đã làm xoay chuyển tình hình. Laptop có nhiều thành phần quan trọng cấu thành nó. Trong đó có các chip bán dẫn. Và chính tình hình dịch bệnh đã làm ảnh hưởng đến quá trình sản xuất các chip này. Từ đó gây nên ảnh hưởng laptop. Vậy thực hư câu chuyện này là thế nào? Làm thế nào để cải thiện tình hình? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây của conggame24h nhé.

Thực trạng và nguyên nhân thiếu hụt

laptop

Công ty phân tích IDC cho biết sự thiếu hụt chip trên toàn thế giới sẽ không ảnh hưởng đáng kể đến thị trường PC năm 2021. Vốn sẽ tăng khoảng 18% vào năm 2021. Theo PCWorld, IDC báo cáo doanh số laptop và PC không bị ảnh hưởng nhiều bởi sự thiếu hụt chất bán dẫn trên toàn thế giới vốn đã làm dấy lên lo ngại từ các giám đốc điều hành chip hàng đầu cũng như chính quyền ông Joe Biden. Mặc dù vậy, IDC cho rằng thị trường PC có thể sẽ tăng mạnh trên 20% trong năm nay. Nếu ngành công nghiệp này không bị ảnh hưởng bởi tình trạng thiếu hụt chip toàn cầu.

Nghiên cứu của IDC kết luận tình trạng thiếu hụt hiện tại ảnh hưởng đến các sản phẩm sử dụng công nghệ bán dẫn cũ hơn là quy trình sản xuất tiên tiến được sử dụng bởi các CPU hàng đầu. Nhưng ngay cả những chất bán dẫn cũ hơn cũng rất quan trọng. Bởi nó gây thiếu hụt nghiêm trọng đối với một số thành phần khác. Nhà nghiên cứu Ryan Reith của IDC cho biết mối quan tâm hiện nay xoay quanh các thành phần giá thấp hơn như mạch tích hợp (IC) cho trình điều khiển bảng điều khiển máy tính xách tay, codec âm thanh, cảm biến và IC quản lý năng lượng.

Tình hình và hướng giải quyết

con chip

Chuyên gia giám sát chất bán dẫn của IDC, Mario Morales, lưu ý những thiết bị giá thấp hơn thường sử dụng các quy trình sản xuất 40 nm trở lên. Trong khi hầu hết các CPU cao cấp đều sử dụng quy trình sản xuất 14 nm, 10 nm. Hoặc thậm chí 7 nm. Những quy trình tiên tiến này nhận được hầu hết các khoản đầu tư do được bán với giá cao hơn. Theo khảo sát của IDC, những quy trình tiên tiến này chiếm hơn 50% tổng công suất trong ngành bán dẫn.

IDC cho biết thêm, một số bộ phận thiếu hụt sẽ được tăng cường sản xuất. Với số lượng cao hơn từ quý 3 tới. Tuy nhiên sự cân bằng giữa cung và cầu có khả năng chỉ diễn ra đến nửa đầu năm sau. Đó là tin tốt cho các nhà sản xuất PC. Những công ty đã tránh được sự ảnh hưởng của thiếu hụt chip mà ngành công nghiệp ô tô phải đối diện trong thời gian qua. Mặc dù vậy, IDC cho rằng không có gì là chắc chắn 100%. Vì vậy chỉ cần một thành phần bị ảnh hưởng bởi sự thiếu hụt cũng sẽ gây ra vấn đề khó khăn trong hoạt động sản xuất.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*